Tỷ phú Bill Gates và những bình phẩm về bức ảnh chụp ở VN
Nhờ sự cuồng nộ vô lý của các “anh hùng bàn phím” Việt mà status của tỷ phú Bill Gates trở chủ đề có nhiều lời bình nhất.
1. Trong một lần đi ăn tối tại một nhà hàng loại sang ở Hà Nội, nhà Việt Nam học người Thái Lan Pattaka Sangimnep đã không thể tin nổi việc mình bị nhân viên mời ra khỏi nhà hàng. “Có lẽ họ nghĩ rằng tôi là người…Việt Nam nên không đủ tiền để vào đó chăng?” – chị Pattaka buồn bã chia sẻ với tôi.
1. Trong một lần đi ăn tối tại một nhà hàng loại sang ở Hà Nội, nhà Việt Nam học người Thái Lan Pattaka Sangimnep đã không thể tin nổi việc mình bị nhân viên mời ra khỏi nhà hàng. “Có lẽ họ nghĩ rằng tôi là người…Việt Nam nên không đủ tiền để vào đó chăng?” – chị Pattaka buồn bã chia sẻ với tôi.
Báo chí Việt Nam từng có thời ầm ĩ về chuyện một chủ cửa hàng ngang nhiên từ chối bán hàng cho người Việt trên chính quê hương mình. Việc này kể ra thật xấu hổ, nhưng thôi thì “đóng cửa bảo nhau”, làm gương cho những cửa hàng, nhà hàng khác đừng có vì tiền, vì chạy theo lợi nhuận mà coi thường đồng bào của mình.
Nhưng chuyện chị Pattaka kể thì thật trớ trêu, chả nên xảy ra chút nào. Có lẽ đây là một bài học đáng nhớ và “sinh động” của Pattaka, vốn đang là giảng viên tại một trường đại học ở Thái Lan với công việc là “truyền bá hình ảnh” Việt Nam.
Nhà Việt Nam học Pattaka và con gái. |
Nghiên cứu của Pattaka về Việt Nam là những hành vi tiêu dùng của người Việt cùng những thay đổi sau đổi mới và quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Ở Thái Lan không có nhiều nhà Việt Nam học nên những ai quan tâm đến Việt Nam thường đăng ký giờ học của chị.
“Khá nhiều sinh viên của tôi có bố mẹ khá giàu, sở hữu một số công ty và họ muốn giúp bố mẹ mình mở rộng thị trường vì thế họ quan tâm đến Việt Nam.” - chị Pattaka chia sẻ.
Chị Pattaka đọc nhiều sách về Việt Nam và chị không nhớ mình đã yêu mến lịch sử văn hoá dân tộc Việt từ bao giờ. “Tôi cảm phục tinh thần đoàn kết yêu nước, sự dũng cảm của người Việt trong các cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc”. Chị Pattaka giải thích đây cũng chính là khởi nguồn cho những gắn bó của chị với đất nước này.
“Nhưng điều quan trọng là bạn phải giữ gìn được bản sắc văn hoá. Khi phát triển và hội nhập thì cần phải giữ gìn được nét riêng của mình, mà nét riêng đó chính là bản sắc văn hoá.” - chị Pattaka nhấn mạnh.
2. Chúng ta đang sống trong thế giới phẳng, nhiều khi lại chỉ cần một cú nhấp chuột là bất cứ ai ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào trên thế giới đều có thể dễ dàng truy cập được thông tin mà mình cần.
2. Chúng ta đang sống trong thế giới phẳng, nhiều khi lại chỉ cần một cú nhấp chuột là bất cứ ai ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào trên thế giới đều có thể dễ dàng truy cập được thông tin mà mình cần.
Tôi nhận ra điều đó khi vào trang facebook cá nhân của tỷ phú Mỹ Bill Gates, sững sờ trước những bình luận thô tục và những lời kêu gọi người Việt vào “điểm danh” bằng tiếng mẹ đẻ của nhiều bạn trẻ Việt Nam dưới bức hình cột điện chằng chịt dây diện. Lối ứng xử lạc lõng bên cạnh những bình luận của những nhà chuyên môn, những người tâm huyết trên khắp thế giới đang cùng Bill Gates đưa ra những phương án giúp Việt Nam và các nước đang phát triển giải quyết vấn đề năng lượng.
Nhờ sự cuồng nộ vô lý của các “anh hùng bàn phím” Việt mà chủ đề đó trở thành một trong những chủ đề có nhiều lời bình nhất của tỷ phú Bill Gates.
Bill Gates đăng hình ảnh dây điện chằng chịt ở Việt Nam. |
Lập tức, các "anh hùng bàn phím" Việt Nam xuất hiện. |
Bức hình được nhà tỷ phú đăng lên mạng vào ngày 9/9 vừa qua cùng lời bày tỏ sự lo lắng về nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng ở các nước đang phát triển: “Lưới điện cũ này bị quá tải. Những đất nước như Việt Nam làm sao để giải quyết nhu cầu điện ngày càng tăng? Những quyết định khó khăn đang nằm ở phía trước.”
“Những quyết định khó khăn đang nằm ở phía trước” hay đang ở ngay trước mắt?
Với những gì nhiều bạn trẻ Việt Nam thể hiện ở đây, không khó để những người quan tâm đến Bill Gates trên toàn thế giới, cả chính khách và dân thường (ước gì đó là con số rất nhỏ), nhận ra rằng: Nhu cầu ngày một tăng trong sử dụng năng lượng ở Việt Nam có khi lại chỉ là một nguy cơ nhỏ phía trước mà nguy cơ to lớn, nguy cơ đang hiển hiện ngay trước mắt chính là sự xuống cấp ngày một trầm trọng của văn hoá ứng xử.
3. Ngày xưa “đem chuông đi đánh xứ người” phải là những con người ưu tú đại diện cho bộ mặt quốc gia do các triều đình tuyển lựa cẩn trọng. Ngày nay, bất cứ ai cũng trở thành “đại sứ” và có quyền phát ngôn ngang nhau trên xa lộ các trang mạng toàn cầu.
Cách thức giao tiếp và ứng xử của một con người nói lên trình độ văn hóa của người đó. Và trình độ văn hoá, ứng xử văn hoá của đại đa số người dân một nước thể hiện sự tự trọng, tư thế và thể diện của quốc gia đó.
Giá trị đó to lớn hơn và xác thực hơn mọi bài diễn văn, báo cáo, khẩu hiệu và hơn mọi chiến dịch quảng bá văn hoá, ngày văn hoá, tháng văn hoá được đầu tư nhiều tỷ đồng để tổ chức rầm rộ ở vài nước trên thế giới mà diễn ra để rồi “xong xuôi tất cả lại về”.
Xin hãy đầu tư thực chất cho giáo dục nói chung và đạo đức công dân nói riêng để chống lại bệnh tha hoá đạo đức, làm một cuộc chấn hưng đạo đức xã hội.
Có người đã từng nói: Đừng nên cậy những gì mang danh nghĩa. Chỉ nên cậy những gì có thực chất. Mà thực chất đáng nể nhất lại là bộ mặt văn hóa. Bộ mặt đó không cần điểm tô bằng phấn son, mà cần tô điểm bằng nhân cách.
Từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây trên hành tinh này, có hàng tỷ người, bằng cách này hay cách khác, đang “chiêm ngưỡng” chúng ta.
Đừng để “vẻ đẹp tiềm ẩn” (từng là slogan của du lịch Việt Nam) thì tìm mãi không ra mà chỉ toàn thấy “bất tận” những cái xấu./.
Mỹ Trà/Blog Trà Xanh/VOV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét