Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

BIỆN PHÁP CẦN KHẮP PHỤC CHO BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ


Bưu điện văn hóa xã “hấp hối” hay đã "chết"

Dân Việt - Chỉ sau vài năm nhộn nhịp, hầu hết bưu điện văn hóa xã (BĐVHX) ở Khánh Hòa hoang vắng tiêu điều. Nhiều biện pháp đã vạch ra để “chấn hưng” nhưng chẳng mấy kết quả...

Nhiều “không”

Cửa khóa trái, cỏ kín lối, bậc thang lắc lẻo tấm ván mục, cổng BĐVHX Vĩnh Trung (TP.Nha Trang, Khánh Hòa) treo bảng thông báo chính thức ngừng hoạt động từ mấy tháng nay. Thấy người lạ, anh Phan Trung Thành từ trong nhà nói vọng ra: “Tui từng trung thành với bưu điện đó 5 năm nhưng lương thảm quá đành bỏ”. Anh Thành được tuyển vào làm cho bưu điện này từ ngày mới khánh thành. Ngày đó, lương chỉ 150.000 đồng/tháng nhưng được hưởng thêm 10% doanh thu dịch vụ (chủ yếu là điện thoại công cộng).

“Thu nhập không đủ ăn đâu, nhưng tôi quyết bám với mong muốn một ngày nào đó được tuyển chính thức, ăn lương như nhân viên bưu điện” – anh Thành nói.



Bưu điện văn hóa xã Vĩnh Trung được xây dựng rất khang trang nhưng đang bị bỏ hoang


Nhưng 5 năm gắn bó, chịu đủ loại “kỷ luật trừ lương”, doanh thu liên tục bằng 0 vì không mấy ai còn dùng điện thoại công cộng nên anh Thành đành bỏ việc. “Sau khi tôi nghỉ, đã có rất nhiều lần thay nhân viên mới, chủ yếu là đến để “canh chùa” vì chẳng bao giờ có khách. Cô mới nhất tên Huyền, làm được mấy tháng cũng bỏ cuộc. Chúng tôi có cố bám đến già cũng chẳng bao giờ được tuyển chính thức, chẳng được hưởng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội gì cả” – anh Thành chua chát nói.

Bưu điện tỉnh Khánh Hòa cho biết, khoản tiền hàng tháng nhân viên BĐVHX được nhận không phải là lương mà là thù lao ở mức 650.000 đồng/tháng cho công việc duy trì, cung cấp dịch vụ, phục vụ hoạt động văn hóa và trực bảo vệ 24/24 giờ. Điều kiện kèm theo là phải đạt các chỉ tiêu về doanh thu, nếu không chỉ được nhận tối thiểu 400.000 đồng/tháng. Nhiều năm nay, hầu hết nhân viên BĐVHX chỉ được nhận mức thù lao tối thiểu. Quý I/2013 toàn tỉnh Khánh Hòa chỉ có 20/87 nhân viên BĐVHX được nhận thù lao 650.000 đồng/tháng. Trong đó nhóm nhận cao nhất trên 1 triệu đồng/tháng chỉ có 5 người.

“Chết” và “hấp hối”

Tỉnh Khánh Hòa có tổng cộng 87 điểm BĐVHX được đầu tư từ năm 1998 – 2006, đến nay đã có 6 điểm đóng cửa, hầu hết các điểm khác lay lắt vì rất vắng khách. Cơ sở hạ tầng các BĐVHX cũng đã xuống cấp nhưng từ khi chia tách bưu chính ra khỏi viễn thông, nguồn kinh phí giao cho bưu điện tỉnh hạn chế nên chỉ “vá víu” những hư hại nghiêm trọng…

"Chúng tôi có cố bám đến già cũng chẳng bao giờ được tuyển chính thức, chẳng được hưởng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội gì cả”.
Anh Phan Trung Thành

Để duy trì được đội ngũ nhân viên, từ quý II/2013, mức thù lao hàng tháng cũng đã được nâng lên 850.000 đồng. Từ đầu năm 2013, những điểm BĐVHX triển khai Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” (do Quỹ Bill & Melinda tài trợ) được hỗ trợ thêm 200.000 đồng/tháng. Nhân viên của 27 điểm BĐVHX khác tại vùng sâu, xa, miền núi, hải đảo… được nhận thêm 100.000 đồng/tháng. Gần đây, bưu điện tỉnh cũng tận dụng nguồn lao động của BĐVHX giao thêm việc thuê phát xã (phát thư từ, báo chí, ấn phẩm, bưu kiện và thu cước (nếu có) tại các địa chỉ thuộc địa bàn phụ trách; tham gia phát triển các dịch vụ do bưu điện tỉnh triển khai) với thù lao từ 900.000 – 1,5 triệu đồng/tháng…

Tuy vậy, theo bảng kê của bưu điện tỉnh Khánh Hòa, hiện thu nhập của nhân viên BĐVHX vẫn vô cùng thấp. Chỉ có 30/87 nhân viên có thu nhập trên 1,5 triệu đồng/người/tháng, người đứng đầu cũng chỉ được 3,1 triệu đồng/tháng. “Thù lao đã thấp mà chúng tôi còn liên tục bị trừ tiền do những sai sót vặt trong nghiệp vụ. Mức thù lao cho việc thuê phát xã cũng quá thấp. Tôi có người em đang làm cùng vị trí thuê phát xã ở Bình Dương, được trả từ 2,5 – 4 triệu đồng, ở đây chúng tôi chỉ được trả tối thiểu 900.000 đồng/tháng, chỉ đủ tiền xăng đi lại. Lương thấp quá, tôi đang chờ xem có thay đổi gì không, nếu không có lẽ cũng sẽ phải bỏ việc thôi…” – một nhân viên xin giấu tên nói.

Mai Khuê

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét